Trường Tiểu học Bồi Sơn - Đô Lương - Nghệ An

http://tieuhocboison.doluong.edu.vn


Cần có cái nhìn thấu đáo hơn về bài giảng có văng tục của Ts Dương"

"Nếu một giờ dạy trên thì không được nhưng là buổi nói chuyện với đối tượng không còn là vị thành niên, sinh viên thì mình cần phải xem xét thật kỹ...".GS Ngô Đức Thịnh phần nào đồng cảm với TS văng tục

Đó là quan điểm của GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Hiệu trưởng trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) khi nhìn nhận trong vấn đề nay.

Cần xem xét sự việc ở hai góc độ khác nhau.

Xung quanh video Tiến sĩ Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh dùng những lời lẽ tục tĩu trên bục giảng gây bức xúc và tạo ra nhiều luồng thông tin ảnh hưởng đến tâm lí của nhiều giáo viên và học sinh, sinh viên được đăng tải trên báo GDVN.

Chiều ngày 13/3, PV báo GDVN đã tiếp tục có buổi trao đổi với GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Hiệu trưởng trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) về vấn đề này
 
GS - TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng, nếu trong giờ giảng trên lớp thì việc giảng việc dùng từ ngữ như vậy là không  thể chấp nhận được nhưng ở đây là trong buổi nói chuyện ngoại khóa với đối tượng khác nên cần phải có cái nhìn đầy đủ, toàn diện, biện chứng hơn...

GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho biết, ngay sau khi trao đổi với phóng viên vào chiều ngày 12/3, bà đã tìm hiểu thêm các thông tin xung quanh những lời lẽ tục tĩu trên bục giảng của TS Lê Thẩm Dương.

"Lúc đầu tôi nghĩ đây là một buổi giảng dạy ở trên lớp kể cả là cao học thì không bao giờ một người thầy lại có thể nói như vậy trên bục giảng được. Tuy nhiên, như trả lời của Viện quản trị kinh doanh của FPT và kể cả là TS Dương trên báo thì đây là một buổi diễn thuyết, nói chuyện ngoại khóa, chuyên đề với đối tượng khác, thì mình cần có một cái nhìn nó biện chứng hơn.", GS. TS Lộc cho hay.

Theo GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc: "Thực ra trên thực tế rất đa dạng về các phương pháp giao tiếp, thuyết trình và ở đây chúng ta phải xem xét nó trên 2 góc cạnh đó là đối tượng người nghe và mục đích của buổi đó. Và việc phù hợp đối tượng phải là ưu tiên đầu tiên, vì việc phù hợp đối tượng thì khắc đạt được mục đích. Còn nó không phù hợp đối tượng thì rất khó đạt được mục đích của giờ dạy, buổi thuyết trình.

Ở đây, nếu là một giờ trên lớp thì việc sử dụng ngôn ngữ như TS Dương là không thể chấp nhận được vì nó bỗ bã quá nhưng ở một buổi nói chuyện thì lại khác. Bởi trong một buổi nói chuyện thì người ta sẽ phải mời một người hợp với gu đó để đến nói chuyện, cho nên việc này mình cần có một góc nhìn nó tương đối linh hoạt một chút, chứ không nên cứng nhắc."

Nếu việc đó lôi cuốn được người nghe thì đó là thành công...

GS Lộc cho rằng : "Như lời của cô Phó viện trưởng và lời của TS Dương phát biểu trên báo mà tôi được biết thì đối tượng ở đây là những người lớn, làm quản trị kinh doanh thì nó lại khác khi anh nói chuyện với những vị thành niên hay những em sinh viên trẻ, chưa định hướng được lối sống, suy nghĩ. Và ví dụ chắc chắn TS Dương cũng sẽ không giảng những chuyện này cho trẻ em, thậm chí là sinh viên chưa có gia đình thì khi ông giảng những điều này nó cũng chẳng hiểu gì, chẳng cười được.
 

GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc


Còn khi anh nói chuyện với đối tượng mà nó đã có suy nghĩ, nghề nghiệp rồi mà anh lại nói kiểu áp đặt như là giáo trình, như anh suy nghĩ thôi thì đôi khi nó không hấp dẫn. Thêm vào nữa, đây là các nhà quản trị kinh doanh, có gia đình rồi nên những cái TS Dương nói họ có thể coi đây như là xả sự căng thẳng vì thế có thể dễ hiểu vì sao họ lại thích".

Đánh giá về tác động của những lời lẽ của TS Dương đối với người nghe, GS.TS Lộc cho rằng: "Tôi chưa nghe hết, nhưng tôi thấy trong phần nói của TS Dương là hay đệm chữ mẹ vào và hay kể những câu chuyện nó hơi tế nhị. Với một giờ học thực tế thì việc này là không thể chấp nhận được vì ngôn ngữ của chúng ta phải trong sáng nhưng đây không phải là một giờ học nên phải phụ thuộc vào ngữ cảnh, đối tượng, mục đích. Rõ ràng đối tượng trong buổi nói chuyện này không còn là đối tượng định hướng về giáo dục nữa, định hướng về ngôn ngữ, cách sử dụng ngôn ngữ nữa mà đối tượng này là TS Dương muốn thông qua phương tiện ngôn ngữ để truyền tải những thông điệp chuyên môn".

GS. TS Lộc cũng đặt ra: "Thực tế  ở trong một buổi nói chuyện, nếu ai đó không thích nghe thì người ta sẽ đi ra, còn thích nghe thì sẽ ngồi lại, không ai bắt cả, bởi vì mỗi diễn giả sẽ phù hợp, cần thiết với đối tượng nhất định. Thậm chí trong lớp học, nếu ông thầy nào nói lăng không phù hợp thì bây giờ sinh viên cũng sẽ có phản ứng ngay, còn đối với đối tượng là những nhà kinh doanh thì càng như thế, nếu như ông nói chán, không chấp nhận được phong cách ăn nói thế thì người ta cũng bỏ ra về, không nghe nữa.

Ở đây chưa xét đến nội dung nhưng việc người ta chăm chú, thích nghe đã là một thành công đầu tiên với diễn giả rồi. Còn nội dung anh nói gì thì còn phục thuộc vào vấn đề người ta chờ đợi ở anh. Có những cuộc nói chuyện người ta đặt hàng trước còn có những cuộc người ta lại cho anh tự lựa chọn nội dung thì cái đấy tùy thuộc vào người đặt hàng.

Việc TS Dương rất tự tin trong giờ mà ông ấy nói chuyện không ai gọi điện thoại nữa. Điều đó cho thấy, TS Dương khẳng định rất lôi cuốn mọi người và đứng từ góc độ chuyên môn diễn thuyết thì đó là buổi giao tiếp truyền thông thành công".

GS.TS Lộc cũng đưa ra nhận định, việc thuyết giảng như vậy là thể hiện phong cách riêng của cá nhân TS Dương và qua đây cũng thể hiện rõ được cái tính cách, con người của ông ta.

"Với cá nhân tôi thì không bao giờ tôi thích như vậy và không bao giờ tôi nói những từ ngữ như vậy nhưng mà thực ra cái mình thích đó đã phải là chuẩn mực hết tất thảy mọi cái chưa thì mình cũng cần phải có sự nhìn nhận đầy đủ hơn", GS.TS Lộc chia sẻ.

Tác giả bài viết: BÁO GIÁO DỤC VIỆT NAM

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây