Chân dung giáo sư trẻ nhất Việt Nam năm 2011

Thứ bảy - 31/12/2011 16:11
Là một trong hai phó giáo sư trẻ nhất năm 2007, năm nay, anh lại được xướng danh là giáo sư trẻ nhất. Ở tuổi 37, anh là Nguyễn Quang Diệu, Phó chủ nhiệm Bộ môn Lý thuyết hàm, trường ĐH Sư Phạm Hà Nội.
Ở tuổi 37, Anh Nguyễn Quang Diệu trở thành giáo sư trẻ nhất Việt Nam trong đợt xét phong tặng năm 2011. Ảnh: gdtd.vn
Ở tuổi 37, Anh Nguyễn Quang Diệu trở thành giáo sư trẻ nhất Việt Nam trong đợt xét phong tặng năm 2011. Ảnh: gdtd.vn

Anh Nguyễn Quang Diệu bắt đầu làm luận án TS toán học tại  trường Đại Học Toulouse 3 (cộng hòa Pháp) và bảo vệ thành công luận án TS chuyên ngành giải tích phức về đề tài “Bao lồi đa thức địa phương của hợp thành các đồ thị hoàn toàn thực” tại  trường này vào tháng 6 năm 2000.

Như một sự trùng hợp bất ngờ, năm nay, cả hai danh hiệu giáo sư và phó giáo sư trẻ nhất đều thuộc về trường ĐH sư phạm Hà Nội. Giảng viên Phạm Hoàng Hiệp (khoa Toán) đã trở thành phó giáo sư trẻ nhất năm nay khi mới 29 tuổi.

Tháng 8/2001, anh trở về Việt Nam và nhận công tác tại khoa Toán-Tin, trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội.  Từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2003, anh được mời làm thực tập sinh sau TS tại trường ĐH Sundsvall, Thụy Điển.  Tại đây, anh đã chuyển sang nghiên cứu lý thuyết đa thế vị phức.

Vào tháng 11/2006, bằng các công trình trong hướng nghiên cứu này, Nguyễn Quang Diệu đã bảo vệ luận án Habilitation Diriger des Recherches tại Đại Học Toulouse 3.  Sau đó, anh đã được bổ nhiệm làm PGS của trường ĐHSP Hà Nội vào cuối năm 2007.

Từ tháng 9/2007 đến tháng 8/2009,  anh được mời đi làm cộng tác viên khoa học tại trường ĐHQG Seoul và ĐHQG Chonnam (Hàn Quốc). Tại các trung tâm này, anh đã chuyển sang  nghiên cứu  lý thuyết toán tử và giải phương trình  d ngang với đánh giá.

Anh đã xuất bản 35 bài báo  khoa học, trong số đó có 4 bài báo đăng ở các tạp chí quốc gia và 30 bài đăng ở các tạp chí quốc tế  nằm trong danh mục SCI và SCIE.

Những bài toán mà vị giáo sư trẻ này nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau của giải tích phức nhiều biến và lý thuyết đa thế vị như Bao lồi đa thức, toán tử Monge-Ampere, toán tử giữa các không gian hàm...  Đây là những hướng nghiên đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà toán học quốc tế.

Là một người làm công tác nghiên cứu khoa học, anh Nguyễn Quang Diệu luôn trăn trở khi thấy có nhiều nghiên cứu sinh hay học viên cao học ngoài việc NCKH đã phải lao động rất nhiều để duy trì cuộc sống. Có lẽ vì vậy, khi được hỏi về cảm nhận với danh nghĩa là giáo sư trẻ nhất năm nay, anh Diệu cho rằng: Trở thành GS Toán học ở độ tuổi như tôi đã là một điều không dễ, nhưng để tiếp tục cho học hàm này đồng hành với quãng đường NCKH của mình, tôi thấy còn khó hơn rất nhiều!

Bắt đầu từ công trình của Halmos và Brown vào năm 1965 về toán tử Toeplitz trên không gian Bergman các hàm chỉnh hình trên đĩa đơn vị,  những vấn đề về toán tử Toeplitz và toán tử hợp thành giữa các không gian hàm chỉnh hình  đã được nhiều nhà toán học  trên thế giới đặc biệt là ở Nhật Bản, Hàn Quốc hay Mỹ nghiên cứu.  Tuy nhiên lý thuyết toán tử giữa các không gian hàm còn rất mới mẻ đối với toán học trong nước. Trong thời gian làm thực tập sinh tại Hàn Quốc, tôi đã có cơ hội tiếp cận với hương nghiên cứu mới này và đã hoàn thoàn một số công trình chẳng hạn như về cấu trúc của toán tử Toeplitz trên miền tùy ý trong mặt phẳng hay là  tính  các giá trị riêng của toán tử hợp thành có trọng trên không gian Bloch suy rộng.  Bên cạnh đó, tôi cũng tiếp tục phát triển các hướng nghiên cứu truyền thống của bộ môn như lý thuyết đa thế vị và giải tích phức nhiều biến. Tính sang tạo trong những công trình của mình là ở chỗ tôi luôn cố gắng vận dụng những kiến thức cổ điển đã biết vào việc nghiên cứu, giải quyết những bài toán thời sự.

Các công trình khoa học này đã được  dùng để hướng dẫn nhiều học viên thạc sĩ . Đồng thời một số bài toán mở  trong những hướng nghiên cứu kể trên đã được tôi đề xuất cho 2 NCS của mình .

Các công trình nghiên cứu của tôi hiện nay đang  ở mức tiếp cận  mặt bằng chung của toán học hiện đại. Trong thời gian tới, cùng với các cộng sự trong bộ môn, tôi sẽ cố gắng giải quyết triệt để một số bài toán mở của lý thuyết toán tử và phương trình Monge-Ampere

- GS.Nguyễn Quang Diệu.


Hiếu Nguyễn (GDTĐ)
 
 Từ khóa: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây